Trang

Thứ Năm, 29 tháng 4, 2010

Thứ Năm, 15 tháng 4, 2010

cần tiếp tục đề phòng cá mập

Chưa đủ cơ sở khẳng định cá mập vừa bị bắt là thủ phạm cắn người tắm biển, do đó du khách cần tiếp tục cảnh giác", Phó Viện trưởng Hải dương học Nha Trang Võ Sĩ Tuấn trao đổi với VnExpress.net. > Cá mập nghi cắn người tắm biển bị bắt

- Chu vi hàm của con cá mập bị sa lưới ngư dân hôm 13/4 khớp với dấu vết cắn để lại trên người các nạn nhân tắm biển bị cá tấn công. Theo ông, đủ cơ sở để khẳng định thủ phạm đã bị bắt?

- Chi cục Bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản Bình Định bước đầu đã xác định con cá này là thủ phạm tấn công hàng loạt người tắm biển Quy Nhơn hồi tháng 1. Tuy nhiên, về mặt khoa học, tôi cho rằng chưa đủ cơ sở để khẳng định điều này. Để chính xác, không chỉ đo độ rộng hàm cá mập, mà còn phải xác định cỡ răng, nghiên cứu mẫu vật...

Ngoài ra, cũng không nên mang tâm lý đã bắt được cá mập cắn người tắm biển nên dỡ bỏ toàn bộ cảnh báo có cá dữ gần bờ. Hiện chúng ta chưa thể biết được cá mậ gần bờ biển Quy Nhơn chỉ một cá thể hay đi theo đàn. Do đó địa phương cần tiếp tục duy trì cảnh báo cá dữ cho người tắm biển, lập các trạm cứu hộ bãi tắm, quy hoạch lại khu vực nuôi trồng thủy sản và cảng cá không để gần bờ như hiện nay sẽ tạo điều kiện kéo đàn cá dữ thường xuyên vào bờ.

- Từ đầu năm đến nay, 3 con cá mập đã bị ngư dân bắt được, trong đó có 2 con nặng từ nửa tấn trở lên. Việc cá mập khổng lồ vào quá sát bờ biển thời gian qua chứng tỏ điều gì?

- Có thể nói đây là một hiện tượng bất thường vì lâu nay Việt Nam chỉ có cá mập nhỏ. Tuy nhiên, để khẳng định nguyên nhân của nó thì cần phải có một cuộc nghiên cứu nghiêm túc, khoa học. Là một nhà khoa học, tôi không thể phỏng đoán nguyên nhân, vì cho đến nay Việt Nam vẫn chưa có một đề tài khoa học nào nghiên cứu về cá mập.

Về góc độ tự nhiên thì nhiều vùng biển nước ta có cá mập, cá nhám nhưng đều thuộc loại hiền và sống ở ngoài khơi. Cá mập chỉ vào bờ (ở các ghành đá) để đẻ, sau đó lại bơi ra khơi. Ngư dân ở Bình Định, Phú Yên vẫn thường đi săn cá mập, cá nhám. Tuy nhiên, chưa ghi nhận trường hợp nào cá mập vào sát bờ để cắn, ăn thịt như ở Australia, Nam Phi…

- Nhiều người nghĩ đến khả năng có cả đàn cá mập đang ở quá gần bờ biển, sau khi liên tiếp nhiều con cá bị bắt. Ông nghĩ thế nào về khả năng này?

- Tôi cho rằng chưa có cơ sở để đưa ra kết luận cá mập đi thành đàn ở gần bờ biển Quy Nhơn. Tuy nhiên, cũng không loại trừ và cần phải có một cuộc nghiên cứu chính thức từ phía cơ quan khoa học về khả năng này.

Viện Hải dương học Nha Trang cũng đã đăng ký đề tài nghiên cứu cá mập ven bờ biển Việt Nam lên Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn, đang chờ duyệt. Chúng tôi hy vọng việc nghiên cứu, khảo sát một cách khoa học sẽ đưa ra những lời giải cho nguyên nhân cá mập cỡ lớn lần đầu tiên bị ngư dân bắt quá gần bờ biển Quy Nhơn như thời gian qua, bản đồ phân bổ cá mập ở vùng biển Việt Nam.

Trong thời gian này, tôi cho rằng người tắm biển cũng cần tiếp tục cảnh giác, nên đi thành đoàn để có thể giúp nhau khi có tình huống bất trắc. Không những thế, khi cá thấy đông người, chúng cũng sẽ sợ bỏ đi ra xa.

Minh Thảo

Thứ Tư, 14 tháng 4, 2010

Hồ Duyên Hà - Thanh Trì

Đi từ nhà máy Gốm Thanh Trì khoảng 10km, sẽ đến địa phận Duyên Hà, đi 1 đoạn nữa đến gần địa phận làng Vạn Phúc( không rõ có phải làng ko nữa) thì nhìn sang bên trái, thấy một đống ống cống ngầm bằng bê tông để thành dãy dài trên bờ đê, đích thị là cái hồ Duyên Hà. Ở quanh đây có những 3 cái hồ câu, nên hỏi mấy người dân là biết ngay

Thứ Ba, 13 tháng 4, 2010

Hồ Đức "Vịt" - thôn Phương Trạch - xã Vĩnh Ngọc - Đông Anh - Hà Nội

- Tên chủ hồ : anh Đức, thường gọi Đức vịt
- Chủng loại cá : Chép, trôi, mè… thưa cá, cá to nhỏ lẫn lộn nhưng còn nhiều cá củ. Nhiều mè ta khoảng 1kg trở lên

- Đặc điểm hồ : Hồ rộng, nước sạch, địa hình phía lò gạch hơi lủng củng nhưng nhiều cá hơn. Chỗ sâu nhất khoảng 6m. Đầu cành chỗ sâu, chỗ nông, trung bình khoảng 1.5m
- Giá tiền câu : 30.000/ngày câu lục

- Dịch vụ khác : Có ăn uống từ mì tôm trở đi. Có gà nhà nuôi bằng ngô, thóc. Nhậu khá ngon.
- Nhận xét chung : Khó câu, nhưng hấp dẫn. Có nước kết cho người kiên trì. Vợ chồng chủ hồ tương đối thoải mái. Là nơi ngồi câu giải trí được

- Vị trí : thôn Phương Trạch - xã Vĩnh Ngọc - Đông Anh - Hà Nội

Thứ Ba, 6 tháng 4, 2010

Hồ Đầm Nấm - Long Biên - Hà Nội

Tên hồ : Hồ Đầm nấm, hồ Phương Ngọc Thụy

- Tên chủ hồ : anh Phương (nhiều người gọi là Phương "bụi", Phương "béo")

- Điện thoại chủ hồ : 0904170723

- Chủng loại cá :
+ Trắm cỏ 1.5 - 6kg,
+ Trôi 0.7-4kg rất nhiều
+ Chép khá, từ 0.5kg trở lên
+ Mè bình thường , mè tàu khá to, lớn nhất khoảng 6kg
+ Trắm đen có 1 con 14kg (2007) và mới bổ xung thêm 10 con từ 5kg đến 7kg, đã bị bắt mất 3 con (đến 03/2009)
+ Còn một ít mè nhỏ 0.5kg, cá chim nhỏ 0.3kg, rô phi nhỏ phá ổ, có chép ta nhỏ 0.3kg từ sông vào hồ theo đường lấy nước.

- Đặc điểm hồ : 2 Hồ hơi nhỏ, hơi hẹp, sức chứa khoảng 35 cần/hồ. Hồ nông, gần bờ sâu hơn giữa hồ vì lấy đất đắp bờ. Độ sâu lớn nhất khoảng 2.0m (khu vực gần nhà chính giữa 2 hồ), trung bình khoảng 1.0m. Hai hồ thông nhau, hồ bên đảo cũng hấp dẫn

- Lưu ý khác : Đường vào hơi khó đi, rất trơn khi mưa mùa hè nếu đi đường Ngọc Thụy. Có chỗ đỗ ô tô. Nếu đi ô tô nên đi đường qua ga Gia Lâm.

- Giá tiền câu : Hiện đang áp dụng câu buổi, tuy nhiên cũng có thể câu giờ đối với những ai không có nhiều thời gian câu buổi.

+ Câu buổi : 150.000đ/4h

Hồ câu Huy

Đường đi Dốc doàn kết xuống khoảng 300m rẽ trái huớng vào hồ Toàn Lan. đi tiếp đến Uỷ ban nhìn chéo qua dài liệt sĩ là hồ Hoàng ( Hồ này cạnh đài liệt sĩ ) nếu đi hồ Huy thì rẽ phải đi tiếp khoảng 50-70m nũa thì rẽ phải tiếp di khoảng 150m nũa là đến.Hồ này cho câu đên 11h đêm

Phim câu cá

http://www.megavideo.com/?v=B9607JUA

giới thiệu một số phao câu đang có bán tại cửa hàng





Phao câu ngày
Phao câu xa bờ
Phao cho câu tay
Phao câu đêm

giới thiệu một số mồi câu đang có bán tại cửa hàng






Mồi câu mè
Mồi câu rô phi

Mồi câu chép TQ
MỒI CÂU TRÔI & TRẮM
Mồi tổng hợp Đ Đ ĐIỀU

Thính câu chép

Tôi có bài thính bắt chép tương đối hiệu quả cách làm rất đơn giản như sau:
- 1 Lạng thính gạo rang thơm xay nhỏ
-1 lạng gạo rang hơi cháy
-3 kg ốc vặn đập dập(đập vỡ vỏ )
-0,5 lạng đỗ tương (đã rang và xay nhỏ)
-1 lạng vừng đen rang thơm (nên giã cho dập để có mùi thơm)
sau khi có đủ các thành phần trên hãy trộn đều với nhau (nhớ là trộn đều tay các vị trên )
Bước cuối cùng:hãy trộn đều 2 gram A hùy (nhớ là A hùy xịn bán ở các hàng thuốc bắc khi ngửi có mùi thum thủm-khó chịu (đó là đồ tốt) còn A hùy khi đưa lên ngửi mà ko có mùi hoặc ít mùi thì ko dùng được ) lên chỗ ốc vừa trộn xong sau đó đảo qua lại 2-3 lần tiếp đó đậy lại ủ 2 tới 3 tiếng là câu
(nhó đây là mồi dùng câu ngay trong ngày )
Trên đây tôi giới thiệu với các bạn một bài câu cá chép chúc các bạn câu được nhiều cá chép

Cách làm viên mồi boilie














QUAN ĐIỂM CHUNG

Để tạo viên mồi câu boilies điều trước tiên bạn phải làm là tạo ra một hỗn hợp bột nhão mùi vị hấp dẫn. Chất bột nhão này sẽ được viên thành từng viên nhỏ tròn, nấu chín, đem chúng phơi khô sau đó đem giữ lạnh.
Để làm được viên boilies này bạn cần vài quả trứng, chất tạo mùi thơm dạng lỏng, chất tạo ngọt và hỗn hợp ban đầu. Việc sử dụng tạo ngọt trong viên boilies là lựa chọn hàng đầu. Tôi thích tự làm cho mình mồi câu như vậy.Vì tôi tin nó sẽ tạo cho viên boiling mùi vị hấp dẫn hơn. Tôi không bao giờ hỏi bất kỳ chú cá chép nào xem chúng có thích chất tạo ngọt không? Nhưng tất cả những gì mà tôi có thể nói là dường như tôi bắt được nhiều cá bao gồm cả những chú cá chép với mồi câu này.
Đầu tiên chúng ta cần tạo ra một hỗn hợp bột ban đầu.
Trong ví dụ này tôi sẽ làm thử hỗn hợp ban đầu đơn giản nhưng rất hiệu quả. Nguyên liệu gồm:
8oz bột hòn (bột, lõi hạt để làm bánh pudding) (có thể mua ở các siêu thị, chợ lớn)
4oz bột gạo (có thể mua ở các siêu thị, chợ lớn)
4oz bột đậu tương (có thể mua ở các cửa hang thực phẩm)
(1oz = 28.35 g)
Cân lấy 8oz bột hòn, 4oz bột gạo, 4oz bột đậu tương

Sau đó trút bột hòn, bột gạo và bột đậu tương vào trong một túi lớn.
Tôi quyết định làm những viên boiling màu đỏ. Vì vậy, tôi đã cho thêm nửa thìa bột thuốc nhuộm vào túi bột trộn.
Nếu bạn đang dùng chất tạo màu dạng lỏng, bạn có thể cho thêm vào đó vài quả trứng trong các bước tiếp theo của quá trình làm.
Thổi phồng túi hồn hợp lên (với hốn hợp bột ở trong) như quả bóng, vặn xoắn miệng túi lại, lắc mạnh. Tất cả các loại bột trong túi sẽ được trộn đều

Bạn đã tạo ra loại hỗn hợp ban đầu!

Bây giờ bạn hãy sẵn sàng cho bước tiếp theo tạo ra chính những viên boiling. Nếu bạn không sử dụng ngay loại hỗn hợp ban đầu đó, hãy giữ nó trong túi nhựa hay trong những cái thùng kín, để tại nơi khô thoáng.
Bạn đã biết cách tạo ra loại hỗn hợp ban đầu trên, bây giờ đã đến lúc sử dụng nó để tạo viên mồi câu.

Loại mùi vị tôi chọn để sử dụng như sau:
2ml chất Mulberry Florentine (Rod Hutchinson)
5ml chất Scopex (Rod Hutchinson or Kevin Nash)
2ml chất làm ngọt mạnh (Rod Hutchinson or Kevin Nash)
Đập 04 quả trứng nhỏ vào một cái bát hoặc chảo. Đo lượng chất tạo mùi hương và chất tạo ngọt theo hàm lượng cho như trên và đổ vào bát hay chảo trứng

Bạn có thể sử dụng một ống pipet chia độ hoặc bộ thìa đo để xác định hàm lượng chất tạo hương. Hầu hết các cửa hàng bán dụng cụ chuyên dụng đều có những ống pipet chia độ dùng trong công việc như này. Chúng khoảng hơn 1 pound cho một bộ 3 chiếc.
Một vài nhà hóa học bán bộ đôi thìa đo chất lỏng như trên với giá một vài xu. Một cái thìa đo 5ml và cái thìa kia đo 2,5ml.

Nếu bạn đang sử dụng loại thuốc nhuộm là chất chất tạo màu dạng lỏng, hãy thêm vào vài quả trứng trong bước làm này.
Ngay khi bạn cho chất tạo mùi và chất tạo ngọt vào hỗn hợp trứng.Trộn đều hỗn hợp đó.
Bây giờ đã đến lúc bạn thêm vài quả trứng vào hỗn hợp ban đầu đó. Đừng cho tất cả vào cùng một lúc.
Cho một cốc đầy bột trộn ban đầu vào hỗ hợp trứng và trộn chúng bằng một cái nĩa. Hỗ hợp đó sẽ như cháo yến mạch. Để khoảng 5 phút trước khi cho thêm bột. Điều đó sẽ giúp cho hỗn hợp ban đầu và trứng có thời gian ngấm và phơi khô nhiều hơn.
Sau đó khoảng hơn 5 phút tiếp tục thêm hỗn hợp ban đầu thật chậm và trộn kỹ và đều tay.
Bạn sẽ thấy hỗn hợp đó đông cứng lại, tay bẩn nhưng không sao, thêm một ít bột vào thật chậm, chờ một lúc và nhào, bóp hỗn hợp đó bằng tay

Khi chất bột giữ nguyên hình của quả bong, không dính, dễ nặn là hỗn hợp đã được. Tôi nghĩ rằng nó gần giống bột đánh bóng.

Nếu bạn không có bàn cán bột bạn có thể cuộn bột thành hình bất kỳ bằng tay. Tẽ miếng bột to thành từng viên nhỏ và lăn tròn nó giữa 2 bàn tay cho đến khi viên bột có hình tròn
Bạn có thể có được những dụng cụ tiện dụng khác tại cửa hàng chuyên bán dụng cụ (ví dụ: bàn cán và máy ép). Những vật dụng này có thể giúp bạn chuyển hỗn hợp thành dạng hình xúc xích, trong khi đó những vật dụng cải tiến khác có thể chuyển hồn hợp bột hình xúc xích sang dạng viên nhỏ.
Viên boilie chỉ có hình tròn vì vậy chúng sẽ được quăng đi thật chính xác. Nếu bạn sắp đi câu, sẽ chẳng có bất cứ điều gì có thể ngăn bạn cuộn hỗn hợp bột thành từng dải và cắt chúng thành từng miếng nhỏ bằng dao.
Bạn cần nấu chín mồi câu. Cho nước vào, chờ 20 phút cho nước sôi. Không cho quá nhiều để nước nhanh sôi. Sau khi để sôi khoảng 2 phút, lấy viên mồi câu ra và phơi khô chúng trên khăn tắm sạch hoặc trên mảnh vải sạch.

Sau khi những viên mồi câu boiling được phơi khô ít nhất nửa tiếng đồng hồ, đóng gói chúng và giữ lạnh cho đến khi được đưa ra sử dụng.

Sau khi mẻ đã được nấu chín, bỏ chúng ra phơi khô trên miếng vải trong nửa giờ đồng hồ. Tôi dùng giàn phơi khô Gardner được mua từ cửa hàng bán dụng cụ chuyên dụng với giá khoảng 10 pound. Nó cho không khí luân chuyển tự do xung quanh viên mồi câu trong suốt quá trình phơi.

Thính câu Rô Phi

Thính câu Rô Phi

- Gao tẻ ngâm nước ấm cho vào thùng đậy kín để khoảng 2 - 3 ngày hoặc có mùi chua thì thôi .
- Cơm thổi hơi nát để nguội
- Gạo rang vàng xay thành bột
- Cám gạo
- Khoai lang nuớng
- Cám Chim - bột cá

Thính câu trắm cỏ

Đã gọi là chắm cỏ thì mồi câu chủ yếu là rau hoặc các loại cỏ. 80% là rau xanh
Thành phần thính dụ chắm như sau:

1: Cám gạo sống 1 kg và cám ngô.

2: Mẻ chua khoảng từ 0,5 cho đế 1 lít.

3: Rau bí 3 mớ cho vào máy sinh tố đánh cho nhuyễn hoạc cho vào cối dã dập.

4: lá Sắn tầu khoảng 200g cũng cho vào máy sinh tốt hoạc cho vào cối dã dập.

5: Cuối cùng trộn lẫn 4 vị trên sau khi làm song các công đoạn nhớ phải ủ 2 ngày khi câu cho thêm tý đất để ổ thính được lâu

Mùi chủ đạo của thính

- Trắm đen thì ốc tươi là chủ đạo.
- Trắm cỏ thì thính mộc thơm dịu, ngai ngái.
- Chép thì tanh thơm, hăng hắc.
- Mè thì thơm,chua, hơi tanh có váng bột.
- Trôi thì thum thủm ngầy ngậy, ngọt,nhưng cũng có hồ cần tăng vị thơm ngọt thì trôi mới ăn

Cá chép & đặc tính


Cá chép thông thường hay cá chép châu Âu (Cyprinus carpio) là một loài Cá nước ngọt phổ biến rộng khắp có quan hệ họ hàng xa với câ vâng thông thường và chúng có khả năng lai giống với nhau. Tên gọi của nó cũng được đặt cho một họ là
họ cá chép. Có nguồn gốc ở châu âu và châu á, loài cá này đã được đưa vào các môi trường khác trên toàn thế giới. Nó có thể lớn tới độ dài tối đa khoảng 1,2 mét (4 ft) và cân nặng tối đa 37,3 kg (82,2 pao) cũng như tuổi thọ cao nhất được ghi lại là 47 năm. Những giống sống trong tự nhiên hoang dã có xu hướng nhỏ và nhẹ hơn khoảng từ 20 - 33% các kích cỡ và khối lượng cực đại. Theo một số địa phương ở Việt Nam, cá chép còn được gọi là cá gáy.
Mặc dù cá chép có thể sống được trong nhiều điều kiện khác nhau, nhưng nói chung nó thích môi trường nước rộng với dòng nước chảy chậm cũng như có nhiều trầm tích thực vật mềm (rong, rêu). Là một loại cá sống thành bầy, chúng ưa thích tạo nhóm khoảng từ 5 cá thể trở lên. Nguyên thủy, chúng sinh trưởng ở vùng ôn đới trong môi trường nước ngọt hay nước lợ với ph khoảng 7,0 - 7,5, độ cứng của nước khoảng 10,0 - 15,0 dGH và khoảng nhiệt độ lý tưởng là 3-24 °C (37,4 - 75,2 °F.
Cá chép, cũng giống như các biến thể khác của nó, như cá chép kính (không vảy, ngoại trừ một hàng vảy lớn chạy dọc theo thân; có nguồn gốc ở Đức), cá chép da (không vảy, trừ phần gần vây lưng) và cá chép nhiều vảy, là những loại cá ăn tạp và chúng ăn gần như mọi thứ khi chúng bơi ngang qua, bao gồm các loại thực vật thủy sinh, côn trùng, giáp xác (bao gồm cả động vật phù du) hoặc cá chết. Tại một số quốc gia, do thói quen sục sạo dưới bùn của chúng để tìm mồi nên chúng bị coi là nguyên nhân gây ra sự phá hoại thảm thực vật ngầm cũng như sự phá hủy môi trường sinh thái của nhiều quần thể thủy cầm và cá bản địa. Tại Australia có các chứng cứ mang tính giai thoại và các chứng cứ khoa học cho thấy việc đưa cá chép vào đây là nguyên nhân gây ra nước đục vĩnh cửu và giảm sút thảm thực vật ngầm trong hệ thống sông Murray-Darling, với hậu quả nghiêm trọng cho hệ sinh thái của sông, chất lượng nước và các loài cá bản địa. Do điều này, nó được những người đánh cá trong những khu vực này gọi là 'pig' (lợn) của cá nước ngọt. Tuy nhiên, ở những nơi khác nó được những người câu cá đánh giá cao do kích thước và chất lượng thịt. Ngoài ra, loài cá này cũng được dùng rộng khắp trên thế giới như một loại thực phẩm. Người ta hiện nay đánh bắt chúng cả trong tự nhiên lẫn trong môi trường nuôi thả. Thịt của nó được dùng cả ở dạng tươi và dạng đông lạnh.
Là loài cá đẻ trứng nên một con cá chép cái trưởng thành có thể đẻ tới 300.000 trứng trong một lần đẻ. Cá bột bị nhiều loài cá ăn thịt khác săn bắt, chẳng hạn cá chó (Esox lucius) và cá vược miệng to (Micropterus salmoides).
Tại Cộng hòa Czech, cá chéplà một món ăn truyền thống trong bữa ăn tối vào dịp lễ Nô en

Họ Cá rô đồng & đặc tính


Họ Cá rô đồng hay họ Cá rô (danh từ khoa học: Anabantidae) là một họ cá trong thuộc bộ cá vược, trong tiếng Việt được gọi chung là cá rô. Là các loài cá tai trong, chúng có cơ quan tai trong, một cấu trúc ở đầu cá, cho phép chúng "hít thở"ôxy trong không khí. Các loài cá trong họ này nói chung hay được quan sát thấy hít thở không khí tại bề mặt nước; sau đó chuyển qua mang hay miệng của chúng khi lặn sâu xuống dưới mặt nước.
Các loài cá rô đồng có nguồn gốc từ châu phi tới khu vực nam á và afong nam á (kể cả philippin). Chúng chủ yếu là các loài cá nước ngọt và rất ít loài sống trong các vùng nước lợ. Là các loài cá đẻ trứng, thông thường chúng bảo vệ cả trứng lẫn cá bột.
Các loài cá rô có khả năng "trườn" ra khỏi mặt nước và "rạch" trên cạn đi xa với một khoảng cách ngắn. Phương pháp di chuyển trên mặt đất của chúng là sử dụng các mảng xương chắn mang để hỗ trợ trong việc di chuyển bằng các vây và đuôi.

Cá mè & đặc tính


Nhận dạng
Cá mè có thân dẹp, dài thon, vảy rất nhỏ, có màu trắng, trong cơ thể có những tuyến tiết ra một chất có mùi tanh. Hai loài cá mè trắng Việt Nam và cá mè trắng Hoa Nam có vảy óng ánh nên các nước tây phương gọi là "cá chép bạc", như trong tiếng Anh gọi cá mè trắng Việt Nam là silver carp và cá mè trắng Hoa Nam là largescale silver carp. Cả 3 loài đều có đầu to, to nhất là loài Hypophthalmichthys nobilis.
Hypophthalmichthys molitrix (cá mè trắng Hoa Nam) và Hypophthalmichthys nobilis (cá mè Hoa) có thể đạt chiều dài trên 100 cm và trọng lượng trên 25 kg. Hypophthalmichthys harmandi (cá mè trắng Việt Nam) có thể đạt chiều dài 54 cm, chưa tìm được hồ sơ ghi trọng lượng tối đa có thể đạt được của loài cá này.
Cá mè có 1 vây (kỳ) lưng, hai vây (kỳ) mang và 3 vây (kỳ) bụng, đuôi hình chữ V.
Nơi sống

Cá mè là cá nước ngọt, sống ở từng gần mặt nước, những nơi nước đứng hay nước chảy yếu, như ao, hồ, đầm lầy, sông nhánh. Cá mè không đẻ trong ao, đầm mà chỉ đẻ ở nơi có dòng nước chảy mạnh, tới mùa đẻ trứng (tháng 6-tháng 7), cá lội ngược dòng sông tìm những nơi ngã ba để đẻ, trứng trôi theo dòng nước về hạ lưu và nở con tại đây. Muốn cá đẻ trong ao, người ta phải chích kích thích tố (hormone) vào tuyến não cá bố mẹ và dùng bơm tạo dòng nước nhân tạo trong ao

Cá trôi & đặc tính


(Cirrhina molitorella), loài cá xương nước ngọt, họ Cá chép (Cyprinidae). Thân dẹt vừa, ngực và bụng tròn, đầu ngắn và rộng. Miệng dưới nằm ngang, hơi cong. Vây lưng khá cao, không có tia cứng, vây ngực nhỏ hơn vây bụng, vây đuôi chẻ sâu. Vẩy to, các vẩy phía trên vây ngực và sau nắp mang có đốm đen. Ruột rất dài, gấp 20 lần thân. Cỡ cá trung bình, nặng 0,2 - 0,3 kg, lớn nhất khoảng 5 kg. Cá con lớn nhanh: cá 1 năm tuổi nặng 150 g; cá 2 tuổi nặng 300 g. CT ăn chất bã hữu cơ, tảo đáy, động vật nhỏ. Phân bố rộng ở Bắc Việt Nam

Cá trắm cỏ & đặc tính


(Ctenopharyngodon idellus), loài cá nước ngọt, thuộc họ Cá chép (Cyprinidae). Mình thuôn dài, tiết diện thân tròn. Đầu ngắn, miệng rộng, hàm dưới hơi thụt vào, mép không râu. Họng có 2 hàng răng hầu phát triển, hình lưỡi cưa. Vây không có gai cứng. Toàn thân phủ vảy tròn khá to, màu xanh phớt vàng, bụng trắng vàng, lưng xám xanh. Sống ở tầng giữa và đáy. Nhanh nhẹn, hay kết đàn. Chủ yếu ăn thực vật (cỏ, rau), nuôi ở ao có thể cho ăn thêm cám, thức ăn tổng hợp. Lớn nhanh: năm đầu đạt 250 - 300 g, năm thứ hai đạt 1,5 - 2,0 kg. Trong tự nhiên, có con dài trên 1 m, nặng hơn 30 kg. Đẻ trứng trôi nổi vào tháng 4 - 6, tuỳ theo khối lượng con cái, sức đẻ từ 300 đến 800 nghìn trứng. Càng về phía bắc, vụ đẻ càng muộn (ở Bắc Trung Quốc, vụ đẻ kéo dài đến tháng 8). Phân bố rộng ở phía đông Nga, Trung Quốc. Theo một số tác giả, trước đây CTC phân bố rộng khắp châu thổ Sông Hồng Việt Nam, đã thu mẫu vật tại Hà Nội (1937), nhưng từ sau hoà bình lập lại (1954) không thu được mẫu tự nhiên nào ở Miền Bắc Việt Nam, phải nhập nội giống CTC từ Trung Quốc (1958). Ở Việt Nam, đã cho CTC sinh sản nhân tạo thành công từ 1967, áp dụng rộng rãi vào sản xuất, đã thả giống ra Sông Hồng nhằm khôi phục nguồn lợi, hiện nay đã vớt được cá bột CTC ở hệ thống Sông Hồng. Có thể dùng CTC là chính (50%) nuôi ghép với cá mè hoa, cá mè trắng, cá trôi, hoặc nuôi như đối tượng phụ (khoảng 3 - 5%) với các giống cá khác, năng suất có thể đạt 4 - 6 tấn/ha. Muốn thu được 1 kg CTC, cần có trung bình 30 - 35 kg rau cỏ các loại. CTC có thể nuôi trong lồng bè, dung tích 4 - 8 m3, đạt năng suất 50 - 70 kg/m3.năm

Cá trắm đen & đặc tính


(Mylopharyngodon piceus), loài cá nước ngọt, họ Cá Chép (Cyprinidae). Mình tròn thuôn, đầu nhỏ, hơi nhọn, mõm hơi tù, dài gấp 3,6 - 4,3 lần chiều cao thân. Các vây không có gai cứng. Có răng hầu, mỗi bên một hàng 4 - 5 cái, và một phiến sừng cứng, nhờ vậy CTĐ có thể nghiền vỡ các thức ăn cứng (vd. ốc, thân mềm khác). Thân màu đen, phần lưng và các vây thẫm hơn, vảy tròn to. Sống ở tầng giữa và tầng đáy. Ăn thân mềm (chủ yếu là ốc), tôm, các ấu trùng, côn trùng. Bơi chậm, ít lên mặt nước. Sinh sản vào tháng 4 - 7, trứng nửa trôi nổi. Sức sinh sản khoảng 80 - 100 nghìn trứng/kg cá cái. CTĐ lớn nhanh, nuôi trong ao cá 1 năm tuổi có thể đạt 0,8 kg, 2 năm đạt 4 - 5 kg. Con lớn nhất trong tự nhiên có thể dài tới 1,2 m, nặng trên 40 kg (ở Trung Quốc có con nặng trên 60 kg). Thịt CTĐ thơm ngon, là loại thực phẩm được ưa chuộng. Phân bố tự nhiên từ sông Amua (Amur; Liên Xô) đến miền Nam Trung Quốc. Ở Việt Nam, phân bố rộng ở hầu hết các sông chính Miền Bắc (Sông Hồng, sông Thái Bình, Sông Mã). Bãi đẻ tự nhiên ở trung lưu các sông lớn (Sông Hồng ở Lào Cai, Yên Bái; Sông Đà ở Hoà Bình). Cá con theo kênh mương vào sống ở ao, đầm, ruộng nước đồng bằng. Là đối tượng nuôi từ lâu đời. Nuôi ghép ở ao vừa tận dụng thức ăn đáy, vừa diệt được mầm bệnh hại cá vì CTĐ ăn ốc, vật chủ trung gian của nhiều loại kí sinh trùng

Cá măng & đặc tính

(Elopichthys bambusa), loài cá xương, họ Cá chép (Cyprinidae). Thân dẹt bên nhưng dày, đầu lớn, miệng lớn; hàm dưới có đốt nhọn nhỏ khớp với khuyết hàm trên, rạch miệng kéo dài ra sau đến quá mắt. Đường bên hoàn toàn, hơi vòng, thấp. Vẩy nhỏ, nhiều. Các vây đều bé. Thân màu xám, lưng sẫm hơn bụng. Là loài cá dữ, ăn thịt, sống ở sông lớn, đầm hồ. Phân bố từ sông Amua tới các tỉnh phía bắc Việt Nam. Cỡ cá lớn, nặng nhất đến 50 - 60 kg. Mùa sinh sản vào tháng 4 - 7, có khi đến hết tháng 8. Bãi đẻ ở vùng trung lưu các sông, trứng trôi nổi. Là loài cá kinh tế, sản lượng tự nhiên khá cao. Thịt ngon

CÁ NGÃO & đặc tính

(Culter erythropterus), loài cá nước ngọt, phân họ Cá thiểu (Cultrini), họ Cá chép (Cyprinidae). Thân dài, dẹt bên, đầu nhỏ, mắt to, miệng xiên hếch lên (từ đó có thành ngữ "miệng cá ngão"). Toàn thân phủ vảy trắng bạc, trên có các chấm đen nhỏ; đầu mút có các tia vây màu đen. Cỡ cá thường gặp 0,5 kg, con lớn tới 6 kg. Ăn động vật (cá nhỏ, tôm, ấu trùng, côn trùng). Mùa đẻ trùng với mùa lũ. Bãi đẻ thường ở ven hồ, phía có sóng gió. Phân bố chủ yếu ở hồ chứa nước và sông. Là loài cá kinh tế tự nhiên quan trọng ở các hồ chứa mới (những năm đầu ngập nước, sản lượng CN chiếm tới 30% tổng sản lượng cá ở hồ Thác Bà) nhưng về sau giảm dần, do thức ăn tự nhiên giảm. Khai thác bằng câu kết hợp ánh sáng hoặc bằng lưới cố định. CN là loài cá dữ, nên cần đánh giá được số lượng và vùng tập trung của chúng trong thuỷ vực trước khi thả cá giống vào hồ nuôi.

CÁ VƯỢC & đặc tính

tên chung của một nhóm cá xương, họ Cá mú (Serranidae). Thân dài, dẹt bên, vẩy lược dầy. Bơi nhanh, khoẻ. Ăn động vật (cá con, giáp xác). Sống ở biển, nhưng cũng vào vùng nước lợ và nước ngọt. Phân bố khá rộng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, từ Ấn Độ, Đông Nam Á đến Trung Quốc, Nhật Bản. Trong nhóm này, thường gặp loài CV Nhật Bản (Lateolabrax japonicus), loài CV mõm nhọn (Psamdoperca waigiensis). CV Nhật Bản có thân màu nâu nhạt, có nhiều chấm đen ở nửa thân trên, vây lưng và nửa trên vây đuôi, khi lớn mất dần đi; kích thước thường gặp 173 - 310 mm. CV mõm nhọn có thân màu trắng bợt, mép vây lưng thứ hai và vây đuôi màu tro, thường gặp cỡ dài 167 - 220 mm. Thịt CV rất ngon. Là loài cá được ưa chuộng, thường dùng ăn tươi. Một số nơi nuôi CV trong ao, đầm nước lợ, cho ăn bằng cá con. Do đặc điểm hình thái, nên thường dễ lẫn lộn với các loài cá chẽm (Lates calcarifer), có nơi còn gọi CV trắng.

Các bộ lưỡi lục & lưỡi tứ tốt đang có bán tại cửa hàng


Các bộ lưỡi lục & lưỡi tứ tốt đang có bán tại cửa hàng

Cửa hàng thính câu-đồ câu cá- fishing

Chào bạn! Rất vui vì bạn đã vào thăm trang Blogger cửa hàng thính câu địa chỉ số 1 hàng đậu-Hà nội Nếu bạn yêu thích câu cá hãy đến với chúng tôi